Thursday 6 October 2011

Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ

http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011/10/steve-jobs-ke-ve-cuoc-doi-va-cai-chet-trong-dien-van-bat-hu/

Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.


Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây:


"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể với các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?

Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái thay vì tôi.

Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: "Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?" và họ trả lời: "Tất nhiên rồi". Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thì chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ tôi hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.

Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì tôi muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và đăng ký học môn tôi quan tâm.

Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè. Tôi đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.

Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.

Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Nó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.

Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó - sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì - cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát

Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo - Macintosh - khi tôi mới bước sang tuổi 30.

Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.

Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.

Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải khỏi Apple lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại, không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.

Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới - Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất thế giới. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại Apple và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.

Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời đánh vào đầu bạn bằng một viên gạch. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa tìm ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.

Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.

Khi tôi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: "Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng". Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?". Nếu câu trả lời là "Không" kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.

Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi ta không còn gì nữa, chẳng có lý do gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.

Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng nói chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói trong 10 năm tới, nhưng giờ phải nói trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.

Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.


Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài chục thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Nhừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.

Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là The Whole Earth Catalog (Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: "Sống khát khao. Sống dại khờ". Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ".


Xem video bài phát biểu của Steve Jobs
Châu An dịch

Sunday 23 January 2011

Hiểu đời

Sau khi nghỉ hưu, Chu Dung Cơ không tham gia chính trị và đã có bài tổng kết về "Hiểu đời" như sau:

“ Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái. ”

Qua một ngày mất một ngày. Qua một ngày vui một ngày. Vui một ngày lãi một ngày.

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.


Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình. Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).


Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.


Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.


Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.


Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./.

Wednesday 12 January 2011

ĐẶT TÊN CON NĂM TÂN MÃO (2011)

ĐẶT TÊN CON NĂM TÂN MÃO (2011)

***
Sinh năm Tân Mão , tên cần có :-
*Bộ Mộc 木(cây) :- chủ về nghề nghiệp, chức vụ ổn định.
*Bộ Mễ 米 ( gạo) :- chủ về vật chất, tiền bạc sung túc.
*Bộ Đậu 豆(hạt đậu) :- chủ về vật chất, tiền bạc sung túc.

Muốn đặt tên, chọn một chữ có bộ Mộc rồi ghép với chữ có bộ Mễ hay bộ Đậu là tốt được cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần.

*Tên kỵ có bộ Tâm 心và những chữ có liên quan đến Long 龍, Thìn 辰(rồng)

1.-BỘ MỘC 木(cây) :- (xem nghĩa ở tr. 280 TĐHV Thiều Chửu)
木未末本札朮朱朴朵朹朻朽朿杅杆杇� �杉杌李杏材村杓杕杖杗杙杜杞束杠杪� ��杯杰東杲杳杵杶杷杻杼松板构枇 枉枋枌枎析枑枓枕枕林枘枚果枝枯枰� �枳枴枵架枷枸枹枻柁柂柄柅柈柎柏某� ��柒柔柘柙柚柜柝柞柟柢查柩柬柮柯柰 柱柳柴柵柷柿栒栓栖栗栝栟校栨栩株� �栲栳栴核根格栽桀桁桂桃桄桅框案桉� ��桎桐桑桓桔桫桮桲桴桶桷桹桻桼桿梁 梂梃梅梆梉梏梐梓梔梖梗條梟梠梡梢� �梧梨梭梮梯械梱梲梳梴梵棄棉棋棍棐� ��棒棕棣棧棨棫棬森棰棲棵棹棺棻棼椅 椋植椎椏椐椑椒椓椗椪椰椳椴椷椸椹� �椿椿楂楊楓楔楗楘楚楛楝楞楠楢楣楦� ��楩楫楬業楮楯楰極楷楸楹概榆榔榕榛 榜榣榤榦榧榨榫榭榮榱榴榴榵榷榷榻� �榾榿槁槃槊構槌槍槎槐槓槔槔槢槤槥� ��槧槨槭槱槲槳槽槿槿樀樁樂樅樊樑樓 樗標樛樝樞樟模樣樨樲樵樸樸樹樺樽� �橄橇橈橋橐橕橖橘橙橛橝機機橠橡橢� ��橤橧橫橾檀檁檃檄檅檇檉檎檐檑檔檖 檗檜檟檠檢檣檥檬檮檯檯檳檸檻櫂櫃� �櫆櫍櫓櫚櫛櫜櫝櫞櫟櫥櫫櫧櫨櫪櫬櫬� ��櫳櫸櫺櫻櫼欃欄權欋欏欐欒

Mộc Vị Mạt Bản /Bổn Trát Truật Châu /Chu Phác /Phiêu Đoá Cửu Cơ Khiếu Hủ Thục Vu Can /Hãn Hủ /Ô Thoa /Xoa Sam Ngột Lí /Lý Hạnh Tài Thôn Thược /Tiêu Đệ /Nghi Trượng Mang Dặc Đỗ Kỉ /Kỷ Thúc Cống /Giang Diễu /Miễu Hàng Bôi Kiệt Đông Cảo Yểu Chử Suân Ba /Bà Nữu /Sửu Trứ /Trữ Tùng Bản Cấu Tì /Tỉ /Tỳ /Tỷ Uổng Phương Phần Phù Tích Hộ Đẩu Chẩm /Trẩm Lâm Nhuế Mai Quả Chi Khô Bình Tỉ /Tỷ Tỉ /Tỷ Chỉ Lánh /Quải Hiêu Giá Gia /Già /Giá Câu /Cẩu Bào /Phu Duệ Đà /Đả Đà Bính Nê Bàn Phu Bách /Bá Mỗ Cam Thất Nhiễm Nhu Chá /Giá Giáp /Hạp /Hiệp Du /Dứu /Dữu Cự Thác Tạc /Tác Nam Để /Đế Tra Cữu Giản Đốt /Nột Kha Nại Trụ Liễu Sài Sách Chúc Thị Khám Thuyên /Xuyên Tê /Thê Lật Quát Bình /Kiên /Phanh Giáo /Hiệu Thứ Hủ /Hứa Chu Củng Khảo Lão Chiên Hạch Căn Cách Tài Kiệt Hành Quế Đào Quang /Quáng Ngôi /Nguy Khuông An /Án An Trác Trất Đồng Tang Hoàn Kết /Quất Sa /Toa Bôi Bột Phù Đồng /Dũng Giác Lang Bốc Tất Cản /Hãn Lương Cầu Đĩnh Mai Bang Trang Cốc Bệ Tử Chi Củ Ngạnh Điều Kiêu Sủa Hoàn Sao /Tiêu Bàn Ngô Lê Thoa Cục Thê Giới Khốn Chuyết /Thoát Sơ Thoải Phạm /Phạn Khí Miên Kì /Kỳ Côn Phỉ Bài Bổng Thung /Tông Đệ /Lệ Sạn Khải /Khể Vực Khuyên /Quyên Sâm Chuỳ Tê /Thê Khoả /Quả Trác /Trạo Quan Phân Phần Y /ỷ Lo Thực Chuỳ /Truỳ Á /Nha Cư Bì Tiêu Trác Đính Phi Gia Ôi Đoạn Giam /Hàm Di Châm /Thậm Chuyên /Duyên Thung /Xuân Tra Dương Phong Khiết /Tiết Kiện Mộc Sở Hộ Luyện Lăng Nam Do Mi /My Mi /My Tuyên Trinh Tiên Tiếp Kiệt Nghiệp Chử Thuẫn Sẩu Cực Giai /Khải Thu Doanh Khái Du Lang Dung Tần /Trăn Bảng Dao Kiệt Cán Phỉ Trá Chuẩn Tạ Vinh Suy /Thôi Lưu /Lựu Bánh Các /Thôi /Xác Khải /Khạp Cốt Khởi Cảo Bàn /Hàn Sáo /Sóc Cấu Chuỳ Thương Tra Hoè Cống Ác /Cao Liên Huệ /Tuệ Tạm Quách Thích /Túc Dửu Hộc Tưởng Tào Cận /Cẩn Đích /Tảng Thung Lạc /Nhạc Tung Phàn Lương Lâu Xư Tiêu Cù Tra Xu Chương Mô Dạng Tê Nhị Tiều Bộc /Phác Thụ Hoa Tôn Việt Cảm Khiêu Nhiêu Kiều Thác Sanh Đường Quất Chanh /Đăng /Tranh Quyết Tao Cơ /Ki /Ky Bế Tượng Thoả /Tuỳ Nhị Tăng Hoành /Hoạnh Thao Đàn ất /Lẩm ổn Hịch Biếu Tuy /Tuý Sanh Cầm Diêm /Thiềm Lôi Đáng /Đương Toại Bích Cối Giả Kềnh /Kình Kiềm /Kiểm Tường ỷ Mông Đào /Đảo Đài /Di Tân Ninh Hạm Trạc /Trạo Quĩ /Quỹ ấm Khôi Chất Lỗ Lư Tiết /Trất Cao Độc Duyên Lạc /Lịch Trù Trư Chử Lô /Lư Lịch Sấn /Thân Long /Lông /Lung Cử Linh /Nhu Anh Tiêm Sam /Sàm Lan Quyền Cù La Lệ Loan

*Chú thích:-

A/B :- đọc là A cũng đọc là B.

2.-BỘ MỄ 米 ( gạo) :- (xem nghĩa ở tr. 468 TĐHV Thiều Chửu)

籹籽粉粑粒粔粕粕粗粘粞粞粟粢粥粧� �粲粲粳粳粵粹粺粼粽粽粽精糅糅糈糊� ��糌糐糒糒糕糖糗糙糜糝糝糞糞糟糠糢 糨糧糯糯糰糲糱糴

Nữ Tử Phấn Ba Lạp Bá /Phách Thô Niêm Tây /Tê Túc Tư Chúc Trang Lương Sán /Xán Canh /Cánh Việt Tuý Bại Lân Tông /Tống /Tốn Tinh Nhu /Nhữu Tư Hồ /Hỗ Tảm Đoàn Bị /Bí Cao Đường Khứu Tháo Mi Tẩm /Tảm Phẩn /Phấn Tao Khang Mô Cưỡng Lương Nhu /Noạ Đoàn Lệ Nghiệt Địch

3.- BỘ ĐẬU豆(hạt đậu) :- (xem nghĩa ở tr. 632 TĐHV Thiều Chửu)

豇豈豉豊豌豎豐

Giang Khởi Thị Phong Oản /Uyển Thụ Phong

*Nhược Thủy

Để có được thời vận tốt, điều đầu tiên là con người cần có một cái tên hay và hợp với tuổi của mình bởi “danh” có chính thì “ngôn” mới thuận. Theo đó, khi đặt tên cho người tuổi Mão, bạn cần chú ý những điều sau:
Do Mão và Thìn khắc nhau nên khi đặt tên cho người tuổi Mão, bạn cần tránh những chữ chứa bộ Thìn, Long, Bối như: Thìn, Long, Ý…
Mão cũng xung với Dậu, Dậu thuộc phương Tây; do đó, nên tránh những chữ chứa bộ Dậu, Tây, Kê… khi chọn tên cho người tuổi Mão. Những chữ đó gồm: Dậu, Tô, Vũ, Phượng, Diệu, Kim, Hoàng, Ngân, Nhuệ, Cẩm, Kính, Thiết, Trung…
Mèo là loài động vật nhỏ, nếu xưng là “Đại” hay “Vương” sẽ trái với quy luật của tự nhiên. Do đó, những tên có chứa chữ Đại, Quan, Vương sẽ không thích hợp khi đặt cho người cầm tinh con mèo.
Theo văn hóa Trung Quốc, năm Mão được thể hiện bằng hình ảnh con thỏ và con vật này còn được gọi là nguyệt thố. Vì vậy, tên của những người tuổi Mão nên tránh dùng những chữ chứa các bộ Nhật, bộ Dương như: Nhật, Minh, Xuân, Vượng, Tấn, Thời, Hiệp, Tình…
Ngoài ra, khi đặt tên cho người tuổi Mão cần tránh dùng chữ thuộc bộ Nhân như: Nhân, Đại, Tiên, Trọng, Bá, Đán, Liên, Hà, Hựu, Sử, Tuấn, Hiệp, Bội, Giai, Luân, Trực, Tuyền, Nghi, Kiệt, Vĩ, Kiều, Lệ…
Tuổi Mão
Để đặt tên cho con tuổi Mão, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tử Vi (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.
Tam Hợp
Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Mão nằm trong Tam hợp Hợi – Mão – Mùi nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp.
Bản Mệnh
Bản Mệnh thể hiện tuổi của con thuộc Mệnh nào và dựa vào Ngũ Hành tương sinh tương khắc để đặt tên phù hợp. Thông thường trên lá số tử vi thì Mão thuộc Mộc, vì vậy các cái tên phù hợp với Thủy, Mộc, Hỏa đều tốt.

Tuy nhiên nếu muốn xem kỹ hơn đối với từng tuổi Mão thì có thể lưu ý bản mệnh theo năm. Cụ thể:
• Tân Mão: Tòng Bá Mộc (cây tòng, cây bá)
• Quý Mão: Kim Bạch Kim (vàng trắng)
• Ất Mão: Đại Khê Thủy (nước khe lớn)
• Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (lửa trong lu)
• Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (đất trên thành)
Như vậy, với Tân Mão thì mệnh Mộc, Mão cũng thuộc Mộc do vậy có thể chọn tên theo nghĩa Thủy (nước) là tốt đẹp. Nếu bạn cho rằng mèo sợ nước thì có thể chọn bộ Mộc để đặt tên cho con, cũng rất nhiều tốt đẹp.